Có thể nói rằng, Mỹ là quốc gia có quy trình cấp phát visa khá khác biệt. Lãnh sự không xét hồ sơ giấy đơn thuần mà việc xét và cấp visa đều được thực hiện và đưa ra quyết định ngay tại buổi phỏng vấn giữa đương đơn và viên chức lãnh sự.

Thị thực du học Mỹ thường gồm 3 loại F, M và J. Theo số liệu thống kê được, hầu hết du học sinh chọn đi du học theo diện F1 là chủ yếu, thị thực này có thời hạn 1 năm tuy nhiên du học sinh có thể ở lại Mỹ đến khi kết thúc khóa học của mình. Trong khi visa du học loại M và J thì chỉ có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn xin visa du học Mỹ chi tiết 

Để chuẩn bị được một bộ hồ sơ xin visa hoàn thiện, quý phụ huynh và các bạn hãy dắt túi 3 bước sau nhé!

I. Lựa chọn chương trình học hiệu quả nhất là bước thuận lợi để đạt visa du học Mỹ

Mỹ là quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu trên thế giới. Vì vậy chương trình du học cũng vô cùng đa dạng và linh hoạt. Bạn cần đưa ra một lựa chọn chương trình học, ngành học hiệu quả nhất để có riêng cho mình lộ trình du học Mỹ hợp lý, thuyết phục các viên chức lãnh sự bởi đây được coi là yếu tố tiên để bạn được xét xét cấp visa.

Đồng thời, khi quyết định đi du học ở một quốc gia nói tiếng anh như Mỹ, tiếng Anh là điều bắt buộc. Nếu có thể bạn hãy làm đẹp bộ hồ sơ học tập của mình bằng cách thi chứng chỉ IELTS để tăng sự thuyết phục khi nói với Lãnh sự về kế hoạch học tập.

Tuy nhiên, các trường tại Mỹ cũng còn thêm phương án mở khi cho phép bạn học khóa tiếng Anh ESL tại Mỹ để đủ điều kiện vào học khóa chính. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho du học sinh quốc tế vì hầu hết du học sinh quốc tế trong đó có Việt Nam thường chưa đủ trình độ tiếng Anh để vào khóa chính.

Các trường tại Mỹ thường yêu cầu TOEFL iBT và TOEFL ITP; thông thường yêu cầu TOEFL iBT từ 65-82 điểm tùy theo trường. Ngoài ra, các trường Mỹ cũng chấp nhận IELTS thường yêu cầu từ 6.0 đến 6.5 hoặc 7.0 tùy từng chương trình.

PTAS  điểm qua một số đặc điểm về các chương trình đào tạo quốc tế tại Mỹ nhé!

Các chương trình đào tạo của Mỹ

Chương trình trung học

Sẽ có 3 chương trình chính để các em lựa chọn, học sinh có thể học từ lớp 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 tại Mỹ. Riêng lớp 12 chương trình sẽ rất nặng để các em lấy bằng tốt nghiệp trung học tại Mỹ. Hệ thống trường trung học của Mỹ bao gồm:

+ Trung học công lập – học sinh quốc tế chỉ được học 1 năm

+ Trung học tư thục, trường đạo

+ Trung học nội trú

Hiện nay, nếu học sinh chọn học bậc Trung học tại Mỹ thì kết quả học tập của khối lớp trước đó tại Việt Nam vẫn được chấp nhận để được cấp I-20 của khối lớp tiếp theo tại Mỹ. Cụ thể, nếu học hết lớp 6 tại Việt Nam thì có thể chuyển vào lớp 7 tại Mỹ. 

Tuy nhiên, riêng đối với học sinh đã xong chương trình lớp 11 tại Việt Nam thì nên cân nhắc và xác định kỹ vì học 1 năm lớp 12 tại Mỹ sẽ rất khó để lấy bằng tốt nghiệp THPT tại Mỹ do một số bang yêu cầu lượng credit (tín chỉ)  tối thiểu học tại Mỹ để cấp bằng THPT.

Xét đến khía cạnh tỉ lệ Visa cho chương trình du học bậc trung học tại Mỹ thì được đánh giá là khá cao, gần như tuyệt đối vì các em thường đi học thật sự (chưa đến tuổi đi làm việc) và gia đình có tài chính tốt. Ở bậc này, du học sinh dưới 18 tuổi thì phải cần có người giám hộ tại Mỹ. Ba mẹ học sinh chỉ được xét và cấp visa du lịch thăm con chứ không được cấp visa giám hộ như Úc hay New Zealand …

Chương trình đào tạo chứng chỉ, cao đẳng tại Mỹ

Có thể nói đây là chương trình lựa chọn đông đảo nhất của du học sinh Việt Nam và quốc tế với 2 ưu điểm là: học phí thấp, chương trình học nhẹ và có thể chuyển tiếp được vào đại học.

Chương trình đại học, sau đại học tại Mỹ

Hệ đào tạo Đại học và sau đại học tại Mỹ cũng bao gồm hệ thống trường công lập và tư thục. Đại học công lập là do chính phủ quản lý và hệ thống đại học tư thục là của bang trực thuộc quản lý đều có chất lượng rất tốt. Nếu bạn đã từng hoặc đang học bậc trung cấp, cao đẳng hay đại học tại Việt Nam và có ý định đi phỏng vấn xin visa học bậc đại học hoặc sau đại học tại Mỹ vẫn là điều bình thường và có thể giải thích được trong buổi phỏng vấn với các viên chức lãnh sự.

II. Tiến hành hồ sơ xin I-20

Sau khi đã đưa ra quyết định ngành học, trường học thì cần tiến hành sang bước này, xin I-20 (thư mời nhập học từ trường). 

I-20 còn được gọi là giấy nhập học mẫu I-20, là giấy chứng nhận bạn đúng là học sinh sinh viên của trường bạn xin theo học, được chấp thuận theo học chương trình với tư cách là hssv quốc tế. I-20 thường được dùng để gửi đến Sở Di trú Mỹ hoặc Tòa lãnh sự Mỹ trong quá trình làm hồ sơ nộp đơn xin cấp Visa du học. 

Sau khi bạn được nhận vào một trường cao đẳng hoặc đại học tại Mỹ, có chứng nhận SEVP (Student and Exchange Visitor Program), bạn sẽ nhận được mẫu I-20 từ DSO (Designated School Official) tại trường mà bạn đã đăng ký. DSO sẽ thực hiện việc điền thông tin và ký tên trên mẫu I-20, sau đó gửi cho bạn. Tất cả thông tin này cũng sẽ được nhập vào hệ thống SEVIS Student and Exchange Visitor Information System). 

Các thông tin sau sẽ được ghi nhận trong SEVIS khi bạn nhận được I-20:

+ Số ID SEVIS

+ Ngày bắt đầu và kết thúc chương trình học

+ Chương trình học dự kiến

+ Nguồn kinh phí 

+ Chi phí theo học

+ Thông tin cá nhân khác

1 đơn I-20 mẫu

Hồ sơ xin I20 trường về cơ bản cần có:

+ Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng

+ Học bạ / Bảng điểm 3 năm gần nhất và bằng cấp liên quan

+ Bank statement có đủ chi phí cho năm học đầu tiên, chứng nhận do ngân hàng xác nhận trong vòng 3 tháng.

+ Chứng chỉ Ielts / Toefl (nếu có)

+ Mẫu đơn đăng ký của trường

+ Recommendation letters (nếu có)

+ Chuyển đổi bảng điểm (nếu có)

+ Phí ghi danh: mức phí khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Bạn có thể thanh toán online bằng thẻ visa/master vào thời điểm nộp hồ sơ.

+ Đối với học sinh dưới 18 tuổi, cần làm đơn giám hộ có chữ ký của ba mẹ, người giám hộ (người thân ở Mỹ hoặc do trường sắp xếp) và được xác nhận của địa phương.

III. Hoàn thiện hồ sơ xin visa

Sau khi nhận được I-20 của trường bạn cần chuẩn bị hồ sơ để đi phỏng vấn visa du học Mỹ như sau:

Chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn visa du học Mỹ: 

Bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tất cả là hồ sơ gốc, sau buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự sẽ hoàn trả bạn ngay. Theo quy định, học sinh không được phép phỏng vấn trước 90 ngày nhập học, cũng không được phỏng vấn quá gấp gáp, sát với ngày nhập học được trường quy định trên I-20 quá, tối thiểu phải trên 10 ngày trước ngày nhập học bạn nhé!

+ Hộ chiếu

+ Hình thẻ 5x5 nên trắng (2 tấm)

+ I-20 có ký tên của học sinh và có ba mẹ ký tên nếu dưới 18 tuổi

+ Tờ khai DS-160

+ Phiếu hẹn phỏng vấn. thực hiện online, trên phiếu ghi đầy đủ thông tin ngày giờ, địa điểm phỏng vấn

+ Biên lai đóng lệ phí phỏng vấn tương đương 160$ đóng qua bưu điện

+ Biên lai đóng SEVIS 

+ Hồ sơ học tập

+ Hồ sơ tài chính chứng minh năng lực tài chính: xác nhận công việc, mức lương, BHXH, đăng ký kinh doanh, giấy tờ đóng thuế, giao dịch mua bán, hợp đồng, sổ tiết kiệm, chứng nhận sở hữu nhà đất, xe ô tô,…

Bạn có thể phỏng vấn bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tuy nhiên nếu bạn phỏng vấn bằng tiếng Việt thì sẽ khó được cấp visa hơn. Vì vậy, là du học sinh bạn nên trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh nhé!

Để có buổi phỏng vấn visa du học Mỹ tốt bạn nên chuẩn bị như sau: 

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ như hướng dẫn ở trên. Bạn nên sắp xếp mỗi loại hồ sơ thành từng tệp riêng để dễ trình bày cho viên lãnh sự trong lúc phỏng vấn.

Hãy tự tin trả lời lưu loát các câu hỏi mà viên chức lãnh sự, cần suy nghĩ và tự trả lời theo đúng với trường hợp của bạn, tuyệt đối không được rập khuôn lấy nguồn từ các câu trả lời trên mạng, của người đã đậu phỏng vấn visa du học Mỹ trước đây vì điều kiện mỗi du học sinh là khác nhau. Bạn chỉ nên tham khảo chia sẻ kinh nghiệm của người đã đậu visa và chỉ áp dụng những gì phù hợp với bạn. Nếu bạn trả lời một cách rập khuôn, không có trọng tâm giống người khác thì bạn sẽ bị rớt visa ngay vì bị cho là không có mục tiêu đi du học thật sự.

Tự tin, trung thực trong buổi phỏng vấn. Giữ được phong thái bình tĩnh là điều vô cùng quan trọng để thuyết phục được viên lãnh sự cấp visa cho bạn.

Bạn không bị hạn chế số lần phỏng vấn visa Mỹ, vì vậy bạn có thể phỏng vấn lại ngay sau khi bị trượt visa, tuy nhiên những lần phỏng vấn sau bạn nên có những bổ sung, đổi khác so với lần phỏng vấn trước đã bị từ chối visa.

Visa du học Mỹ F1 thường có thời hạn 1 năm, sau khi hết hạn, du học sinh có thể gia hạn qua đường bưu điện trong vòng 24 tháng kể từ ngày hết hạn. Nếu quá 24 tháng, du học sinh phải đi phỏng vấn visa lại. Tuy nhiên, lưu ý rằng chỉ có thể gia hạn visa khi bạn ra khỏi nước Mỹ. Nếu bạn ở lại Mỹ để tiếp tục học tập với visa F1, bạn không cần gia hạn visa. 

Để giúp các bạn học sinh và phụ huynh san sẻ được nỗi lo trong mọi khâu xin trường, xin visa Mỹ, PTAS  luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn từ khâu tư vấn chọn lộ trình học phù hợp, xin trường, chuẩn bị hồ sơ và luyện phỏng vấn và xuyên suốt quá trình học tập của bạn.   

Nguồn: Du học PTAS